top of page
Tìm kiếm

Cách thuần dưỡng chim thắng và thua độ

  • Ảnh của tác giả: dogilyvn
    dogilyvn
  • 10 thg 12, 2023
  • 4 phút đọc

Nhiều nghệ nhân xưa nay có thói quen “mất cảm tình” với những con chim thua cuộc, dù là thi hót. Từ đó xem thường chúng, bỏ bê chúng, thậm chí bán tháo bán đổ, hoặc ai xin cũng cho...

Cái tính bạc bẽo đó đôi khi chỉ làm khổ mình và đem lại thiệt hại cho mình.

Qua quá trình thuần dưỡng một con chim rừng thành một con chim thuộc, ta đã có một quãng thời gian dài để hiểu rõ tài năng của mỗi con chim ra sao, vì vậy, sau trận đấu, cần phải bình tĩnh thẩm định lại lý do của cuộc thắng thua giữa chim đối thủ và chim mình như thế nào: lại sao mình thua? Và nhờ đâu mà người ta thắng?

Vì rằng, có những con chim thua không phải là do bất tài, mà có thể do một cứ sốc nào đó trước khi vào đấu mà ta vô tình không phát giác được? Cũng có thể nó chưa đủ độ lửa khi phải đương đầu với đối thủ quá mạnh, quá dữ?...

Ai cũng biết, thuần dưỡng một con chim từ bổi cho đến thuần, lại trở thành chiến trường, người nuôi phải bỏ ra biết bao nhiêu là thời gian để chăm sóc, tốn kém biết bao nhiêu là tiền của để dưỡng nuôi... Vì vậy, không nên chỉ vì sự bại trận nhất thời mà vội bỏ bê con chim, vội buông trôi công sức và sự tốn kém của mình.

Thực tế cho thấy con chim thua cũng có năm bảy đường thua, mà con chim thắng cũng chưa hẳn là cái thắng nào cũng vinh quang cả.

Có những con chim thua mà người xem phải thán phục, nó dám đương đầu với địch thủ mạnh đến chút hơi sức cuối cùng. Cũng có con thắng mà phải “trầy vi tróc vảy”, nhiều khi thắng không do tài trí mà do gặp hên thì sao? Vậy thì cái thua đó đâu phải là nhục, và cái thắng đó cũng chưa hẳn được đề cao?

Vì vậy, sau cuộc thi hót, thi đá, chủ nuôi phải thẩm định kỹ lại tài năng của mỗi con chim ra sao, để rồi từ đó mới tính chuyện dứt khoát dưỡng nuôi lại hay loại hẳn ra.

Thuần dưỡng chim thua độ:

Với những con chim thua độ mà không đáng tội thua, hoặc là thua trong danh dự, ta nên nuôi liếp để cho tái đấu vào kỳ sau. Nên cho chim dinh dưỡng một thời gian. Nên chăm sóc kỹ lưỡng, ăn uống bổ dưỡng, tắm táp đầy đủ. Độ vài ngày sau khi chim lấy lại được phong độ, ta mới cho tập dượt trở lại để chuẩn bị ra trường.

Về việc này, với chim hót có phần dễ hơn, vì chim chỉ hót dù thua cũng không bị thương tật, chỉ bị sốc về mặt tinh thần, nên dinh dưỡng chim một thời gian, cho nó gắn với những con kém lửa hơn để nó lấy lại sự tự tin trở lại. Nhưng với chim đá, sau trận thua thế nào cũng mang thương tật trong mình, do đó thời gian tịnh dưỡng phải khá lâu. Với những con chim dữ, dù thua, nó cũng thua trong danh đự, và sự phần chắn rất mau trở lại với nó.

Điều cần là chủ nuôi phải có lòng tự tin vào tài nghệ của chim mà hết lòng chăm lo cho chúng mau bình phục, sớm lấy lại phong độ.

Thuần dưỡng chim thắng độ:

Chim thắng độ, dù là thi hót hay thi đá, chắc gì đã không bị thương tật, nhất là thắng trong trường hợp phải trầy vi tróc vảy, trăm đắng ngàn cay... Thắng như vậy chỉ giữ vững được phần tinh thân, chứ thể xác cũng rã rời, te tua, nhừ tử...

Với những chim thắng mà như thua này, ta cũng phải lo nuôi nấng chúng như cách dưỡng nuôi chim thua độ.

Ngoại trừ trường hợp thắng mọi cách anh dũng, thắng dễ dàng oanh liệt thì điều kiện chăm sóc vẫn ở mức bình thường như trước đây là đủ.

Chim đá mà thua độ, nếu trong tĩnh dưỡng mà khó phục hồi lại sức thì có thể chuyển qua nuôi hót, vì thường những con đá hay là những con hót hay.

Người nào cho rằng chim đá ít hót hoặc hót không hay là điều ngộ nhận, sở dĩ thấy chim đá ít hót là do người nuôi cố tình bắt chúng ít hót lại để cho chim mau sung, qua nhiều hình thức như nhốt chim đá vào lồng tổng lực (lồng thật lớn cho chim mặc tình bay nhảy để quên hót), như trùm áo lồng...

Với chim thi hót thua độ, mà tài năng chúng trước đây vượt trội, ta nên bắt đầu tập dượt trở lại bằng cách cho chim giáo sư hướng dẫn, hoặc cho nghe Cassette... cho đến lúc nào chúng lấy lại phong độ mới thôi...

Tóm lại, gầy dựng một con chim từ bổi sang thuần đã khó, nếu đó lại là con chim cảnh có tài năng thì lại càng quý hơn. Ta không nên tỏ ra thiếu suy nghĩ trong hành động loại bỏ một cách thô bạo khi cầm con chim thua cuộc trong tay, khi chưa nắm chắc được lý do thất hại của chúng. Việc này nên bình tĩnh, thua keo này rán bày keo khác xem sao...

 
 
 

Comentarios


bottom of page